Liên kết Website
Các bước lập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và đã được triển khai ở hơn 50 tỉnh thành cả nước. Theo đó, các bước lập hồ sơ sức khỏe điện tử được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: lập dữ liệu hành chính của HSSKĐT có mã định danh. Giai đoạn này sử dụng dữ liệu sẵn có từ nguồn dữ liệubảo hiểm y tế(BHYT) do Bộ Y tế chuyển về các sở y tế, trong đó mã định danh cho HSSKĐT được Bộ Y tế chọn là số thẻ BHYT. Tuy nhiên, dữ liệu này không bao gồm danh sách người dân chưa tham gia BHYT. Về cơ bản, giai đoạn 1 đã xong phần dữ liệu của người dân tham gia BHYT và tiếp tục bổ sung, cập nhật dữ liệu của người dân chưa tham gia BHYT.
Giai đoạn 2: chuẩn bị triển khai, sẽ lập dữ liệu về tiền sử sức khỏe và các thông tin cơ bản về sức khỏe, do chính người dân khai báo thông tin qua điện thoại thông minh với giải pháp sử dụng mã QR code (tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí thực hiện nhưng chất lượng dữ liệu sẽ đảm bảo chính xác hơn khai báo thủ công). Ở giai đoạn này, việc cập nhậtdữ liệu dân cưtheo thời gian thực là rất cần thiết. Sở Y tế cũng đã có kế hoạch liên thông dữ liệu dùng chung của TP.HCM, trong đó có ngành y tế. Ngoài ra, Sở Y tế đã xây dựng app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh để chính người dân có thể dùng mã QR code truy cập, tự bổ sung, cập nhật tình hình sức khỏe cơ bản của mình khi thấy cần thiết (ví dụ như dị ứng thức ăn, nhóm máu…).
Giai đoạn 3: cập nhật, liên thông dữ liệu sức khỏe khi người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế, các phòng khám của các cơ sở y tế khác, hoặc sau khi nhập viện điều trị tại các bệnh viện. Đây là giai đoạn hoàn chỉnh của HSSKĐT.
Một điều đặc biệt là người dân tự khai báo thông tin sức khỏe cơ bản qua phần mềm trên điện thoại thông minh. Các thông tin sức khỏe cơ bản được người dân tự khai báo trên ứng dụng gồm: cân nặng, chiều cao, dữ liệu về huyết áp, tiền sử bệnh tật… Sẽ có số điện thoại để người dân khi cần thắc mắc gọi để được giải đáp, hướng dẫn. Người dân không phải tốn bất kỳ chi phí nào cho công tác lập HSSKĐT.
Tin cùng chuyên mục
-
Sáng ngày 08/8/2023, tại Hội trường Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, UBND Thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản trị Doanh nghiệp cho các Doanh nghiệp
-
Ngày 19/4/2023, UBND thị xã Bỉm Sơn phối hợp với Sở Thông tin &Truyền thông Thanh Hóa, Công an thị xã, Trung tâm Viễn thông khu vực Bỉm Sơn - Hà Trung và UBND phường Đông Sơn tổ chức Tập huấn chuyển đổi số
-
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ quốc gia
-
Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng hiệu quả cho doanh nghiệp
Các bước lập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân
Hồ sơ sức khỏe điện tử mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và đã được triển khai ở hơn 50 tỉnh thành cả nước. Theo đó, các bước lập hồ sơ sức khỏe điện tử được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: lập dữ liệu hành chính của HSSKĐT có mã định danh. Giai đoạn này sử dụng dữ liệu sẵn có từ nguồn dữ liệubảo hiểm y tế(BHYT) do Bộ Y tế chuyển về các sở y tế, trong đó mã định danh cho HSSKĐT được Bộ Y tế chọn là số thẻ BHYT. Tuy nhiên, dữ liệu này không bao gồm danh sách người dân chưa tham gia BHYT. Về cơ bản, giai đoạn 1 đã xong phần dữ liệu của người dân tham gia BHYT và tiếp tục bổ sung, cập nhật dữ liệu của người dân chưa tham gia BHYT.
Giai đoạn 2: chuẩn bị triển khai, sẽ lập dữ liệu về tiền sử sức khỏe và các thông tin cơ bản về sức khỏe, do chính người dân khai báo thông tin qua điện thoại thông minh với giải pháp sử dụng mã QR code (tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí thực hiện nhưng chất lượng dữ liệu sẽ đảm bảo chính xác hơn khai báo thủ công). Ở giai đoạn này, việc cập nhậtdữ liệu dân cưtheo thời gian thực là rất cần thiết. Sở Y tế cũng đã có kế hoạch liên thông dữ liệu dùng chung của TP.HCM, trong đó có ngành y tế. Ngoài ra, Sở Y tế đã xây dựng app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh để chính người dân có thể dùng mã QR code truy cập, tự bổ sung, cập nhật tình hình sức khỏe cơ bản của mình khi thấy cần thiết (ví dụ như dị ứng thức ăn, nhóm máu…).
Giai đoạn 3: cập nhật, liên thông dữ liệu sức khỏe khi người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế, các phòng khám của các cơ sở y tế khác, hoặc sau khi nhập viện điều trị tại các bệnh viện. Đây là giai đoạn hoàn chỉnh của HSSKĐT.
Một điều đặc biệt là người dân tự khai báo thông tin sức khỏe cơ bản qua phần mềm trên điện thoại thông minh. Các thông tin sức khỏe cơ bản được người dân tự khai báo trên ứng dụng gồm: cân nặng, chiều cao, dữ liệu về huyết áp, tiền sử bệnh tật… Sẽ có số điện thoại để người dân khi cần thắc mắc gọi để được giải đáp, hướng dẫn. Người dân không phải tốn bất kỳ chi phí nào cho công tác lập HSSKĐT.