Liên kết Website
Kế thừa, phát huy lễ hội thành hành trang tinh thần để đi vào đời sống văn minh, hội nhập và phát triển
Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.
Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.
Vùng đất Bỉm Sơn xưa là một bộ phận của phủ Tống Sơn, của “quý huyện” đất phát tích của triều Nguyễn.Trong tiến trình lao động, đấu tranh để xây dựng cuộc sống và bảo vệ đất nước quê hương ,cùng với cư dân Hà Trung xưa,cư dân Bỉm Sơn đã sáng tạo và lưu giữ một nguồn vốn văn học dân gian khá phong phú và đa dạng như: Lễ hội, truyền thuyết, sự tích, ca dao, tục ngữ,dân ca, hò vè, những trò chơi dân gian dân, truyện kể dân gian ... về mảnh đất và con người nơi đây.
Qua khảo sát, tìm hiểu, sưu tầm , tổng hợp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và giới thiệu một số thể loại nằm trong hệ thống văn hóa dân gian của cư dân Bỉm Sơn nhằm góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân gian của tỉnh Thanh hóa và của dân tộc Việt nam
1.Lễ hội:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng. Lễ hội bao gồm hai bộ phận là lễ và hội.
Lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác có định ước, có quy tắc chặt chẽ,được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Hội thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí
Nói cách khác Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có hoạt động nghi lễ mangtính văn hóa truyền thống của dân tộc, Lễ hội là thuất ngữ gồm hai từ tố là “ lễ” và “ hội”. Mỗi từ có có một nội dung và ý nghĩa khác nhau.Lễ hội là một sinh hoạt tập hợp nhiều người trong cộng đồng nhằm tiến hành các nghi thức tôn thờ và những trò chơi giải trí đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lễ thiên về đời sống tâm linh, hội thiên về đời thường, về rèn luyện sức khỏe, nghề nghiệp, giải trí vui chơivăn hóa truyền thống . Thông qua nội dung, hình thức tổ chức lễ hội phản ánh những nét đặc thù về văn hóa của từng làng xã, đồng thời thể hiện văn hóa tâm linh và nguồn sống phong phú của từng cộng đồng dân cư.
Khảo sát tìm hiểu đời sống văn hóa của các làng trên địa bàn Bỉm Sơn xưa cho thấy làng nào cũng có lễ hội . Lễ hội thường được tổ chức vào các ngày tính theo Âm lịch. Mỗi lễ hội đều hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn như các vị Tiên ,Thánh, Thần, Phật, hoặc những vị nhân thần . Những vị thần đó, xét đến cùng là hình ảnh hội tụ phẩm chất cao đẹp của những người có công với dân với nước, đó là những đấng thiêng liêng giúp cho con người hướngtới các giá trị văn hóa Chân, Thiện, Mỹ để từ đó tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp yên vui. Điển hình là các lễ hội sau đây:
Lễ hội đình làng Gạo (xã Hà Lan cũ):
Theo các cụ cao niên làng Đoài thôn xã Hà Lan, Đình làng Gạo có từ thời Trần, đến thời Nguyễn được xây dựng lại cùng thời với đền Gia Miêu (xã Hà Long, Hà Trung, khoảng năm 1804 - 1806).Năm 1993 đình làng Gạo được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đình làng Gạo thờ Tô đại liêu tôn thần - Thái úy Tô Hiến Thành, và phối thờ Tống Lý quốc Sư- là hai vị được nhân dân làng Gạo tôn là Thành hoàng, là Thượng đẳng phúc thần.
Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ởlàng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý : Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210).
Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dẹp quân phiến loạn , lập được nhiều cônglớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự lại được Triều đình gia phong Vương tước, Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông).
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa , thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ,đã từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ ( 1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướngcùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta ,và tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của tướng quân Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn truyền cho dân chúng lập hành cung nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho mời thần y Tống Quốc Sư chữabệnh dịch tảđang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giăc biển quấy nhiễu để dân yên ổn làm ăn. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống.
Khi Tô Hiến Thành mất (Ngài mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
…Đình làng Điền Đông, Điền Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, Đến đầu triều Nguyên (khoảng năm 1804 - 1806). Vì Làng Gạo có một bà phi họ Tống là vợ quý của vua Gia Long nên triều đình đã cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng xây dựng đền Gia Miêu Hà Long (Bên nội) và đình làng Gạo, Hà Lan (bên ngoại), Đến năm 1995 đình được trùng tu tôn tạo gần như kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn.Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) là một trong 9 Di tíchcủa thị xã Bỉm Sơn đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Hàng năm cứ đến ngày Mười lăm tháng Tám, nhân dân Hà Lan thường tổ chức lễ hội long trọng tại đình Làng Gạo đẻ tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành và Tống sơn Quốc Sư.
Cũng như các Lễ hội khác, Lễ hội đình Làng Gạo, Hà Lan cũng có hai phần , phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ: Là những nghi thức mang màu sắc thờ nhân Thần. Từ tháng Bảy hàng năm, Hội đồng kỳ mục trong làng đã họp bàn về việc tễ lễ, phân công chức dịch đảm nhiệm các nội dung có liên quan đến lễ hội một cách chu đáo.
Ngày mười Ba, mười Bốnthực hiện lễ mộc dục ,tức là tắm rửa tượng pháp, lau chùi Long ngai, Minh khí (đồ thờ) . Tối ngày mười Bốn tháng Bảy thực hiện lễ yết cáo. Các mâm lễ cáo yết phải có hương nhang, đèn nến, rượu chè, xôi oản. Lý trưởng thay mặt dân làng dâng hương đọc sớ cẩn cáo thỉnh mời các Thần về chứng giám và hiến hưởng vật phẩm của làng dâng tiến để phù hộ độ trì cho dân chúng trong ngày chính lễ được an lành, đất trời phong quang, mưa tạnh gió hòa. Sau nghi thức cáo yết, mâm lễ được hạ xuống để hội đồng kỳ mục và hội đồng hương lão thụ lộc.
Sáng ngày mười lăm tháng Bảy là chính lễ.Vào buổi lễ, ban lễ gồm có vị chủ tế là Lý trưởng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, Hai vị bồi tế mặc áo thụng màu đen, hai vị Tây xướng, Đông xướng mặc áo thụng màu xanh cùng các chức sắc, chức dịch, các quan viên, các bô lão và đông đảo dân chúng đã có mặt ở đình từ rất sớm. Mỗi xóm (giáp) biện sắp một mâm lễ mặn, một mâm lễ ngọt từ các ngõ xóm lần lượt được hai bà cao niên còn mạnh khỏe đội về đình dâng tiến.
Sau ba hồi một tiếng trống khai hội của ban tế, Lý trưởng chủ tế cùng những người trong ban tế trịnh trọng bước vào chiếu lễ được trải trước ban thờ chính gian giữa.Các nghi thức như quán tẩy (rửa tay); củ soat (kiểm tra đồ lễ), thượng hương, đăng đèn, dâng trà ,tiến tửu… theo lời xướng của hai vị Đông xướng và Tây xướng được hai bồi tế thực hiện một cách thành kính trang nghiêm. Tiếp đến là nghi thức độc chúc (đọc chúc văn). Chúc văn được chép lại từ bản chính đặt trong hộp sơn son thếp vàngthường ngày để trong hậu cung được chuyển cho chủ tế. Chủ tế nâng bản chúc lên ngang trán, bái ba bái rồi chuyển cho thông xướng tuyên đọc. Nội dung của chúc văn là ca ngợi thân thế sự nghiệp và công lao giúp dân, giúp nước của Thần Tô hiến Thành, thần Tống Sơn Quốc sư và các vị thần được phối thờ trong đình. Những lời trong chúc văn thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế đối với các Thần. Đồng thời kêu cầu các Thần linh thiêng về chứng giám phù hộ cho dân làng có một năm mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh.
Chúc văn được tuyên đọc một cách trang nghiêm thành kính, rành rọt, dân chúng yên lặng, lắng nghe để ghi khắc về vị Thần mà làng tôn thờ ở đình làng bằng tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ. Chúc văn sau đó được tuyên hóa trong hương trầm thơm ngát như kính cáo lòng thành của dân làng đến với các thần linh và Thành hoàng.
Phần hội:
Bên ngoài, trên sân trước và sân sau của đình diễn ra nhiều hoạt động mang tính thượng võ như đánh vật, đá cầu.múa võ, kéo co… Những hoạt động mang tính trí tuệ như đánh cờ, thi thơ, bình văn, hát bội (hát tuồng) được nhân dân các xóm tham gia nhiệt tình, cổ vũ sôi động . Đội thắng cuộc và người thắng cuộc được ban tổ chức trao giải thưởng, thường là hai métvải lụa, một bánh pháo đỏ (đối với cá nhân) ;Một mâm cỗ (đối với tập thể các đội).
Mãn chiều ngày chính lễ, sau khi Ban tễ thực hiện các nghi thức tất lễ (hoàn thành các nội dung, nghi thức của buổi lễ). Các mâm lễ từ các ban thờ được hạ xuống, rồi bày ra chiếu trong nội đình và ngoài sân đình. Dân làng dự lễ hội được cùng nhau thụ lộc trên tinh thần cộng cảm thân tình, đoàn kết.
Lễ hội đình Làng Gạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn từ hàng trăm năm nay của cư dân xã Hà Lan.
Lễ hội Đình Làng Gạo, từ bao đời nay đã trở thành một lễ hội truyền thống , một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh thấm sâu vào tâm thức của đông đảo nhân dân Phường Đông Sơn và du khách thập phương vùng đất Bỉm Sơn - xứ Thanh.
Tống ThảoTin cùng chuyên mục
-
Trong 3 ngày từ 31/3 – 2/4/2024 (Tức 22/2 – 24/2 âm lịch), phường Đông Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình làng Gạo năm 2024
-
Kế thừa, phát huy lễ hội thành hành trang tinh thần để đi vào đời sống văn minh, hội nhập và phát triển
-
Đền Thánh Cả ở Làng Đông (xóm Đông Thôn), nơi thờ Tống Thiên Quốc Sư – Tống Lưu Công
Kế thừa, phát huy lễ hội thành hành trang tinh thần để đi vào đời sống văn minh, hội nhập và phát triển
Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.
Văn hóa dân gian- những giá trị tinh thần được nhân dân lao động sáng tạo từ đời này qua đời khác, được nhân dân khai sử dụng, quản lý và phát huy, Những giá trị đó là cực kỳ quý hiếm và có tác dụng to lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa dân gian là văn hóa của quần chúng lao động có tính bản địa và nội sinh khá cao. Từ các nhân tố đó khiến văn hóa dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng.
Vùng đất Bỉm Sơn xưa là một bộ phận của phủ Tống Sơn, của “quý huyện” đất phát tích của triều Nguyễn.Trong tiến trình lao động, đấu tranh để xây dựng cuộc sống và bảo vệ đất nước quê hương ,cùng với cư dân Hà Trung xưa,cư dân Bỉm Sơn đã sáng tạo và lưu giữ một nguồn vốn văn học dân gian khá phong phú và đa dạng như: Lễ hội, truyền thuyết, sự tích, ca dao, tục ngữ,dân ca, hò vè, những trò chơi dân gian dân, truyện kể dân gian ... về mảnh đất và con người nơi đây.
Qua khảo sát, tìm hiểu, sưu tầm , tổng hợp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và giới thiệu một số thể loại nằm trong hệ thống văn hóa dân gian của cư dân Bỉm Sơn nhằm góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân gian của tỉnh Thanh hóa và của dân tộc Việt nam
1.Lễ hội:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng. Lễ hội bao gồm hai bộ phận là lễ và hội.
Lễ là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác có định ước, có quy tắc chặt chẽ,được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Hội thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí
Nói cách khác Lễ hội là cuộc vui tổ chức chung, có hoạt động nghi lễ mangtính văn hóa truyền thống của dân tộc, Lễ hội là thuất ngữ gồm hai từ tố là “ lễ” và “ hội”. Mỗi từ có có một nội dung và ý nghĩa khác nhau.Lễ hội là một sinh hoạt tập hợp nhiều người trong cộng đồng nhằm tiến hành các nghi thức tôn thờ và những trò chơi giải trí đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lễ thiên về đời sống tâm linh, hội thiên về đời thường, về rèn luyện sức khỏe, nghề nghiệp, giải trí vui chơivăn hóa truyền thống . Thông qua nội dung, hình thức tổ chức lễ hội phản ánh những nét đặc thù về văn hóa của từng làng xã, đồng thời thể hiện văn hóa tâm linh và nguồn sống phong phú của từng cộng đồng dân cư.
Khảo sát tìm hiểu đời sống văn hóa của các làng trên địa bàn Bỉm Sơn xưa cho thấy làng nào cũng có lễ hội . Lễ hội thường được tổ chức vào các ngày tính theo Âm lịch. Mỗi lễ hội đều hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn như các vị Tiên ,Thánh, Thần, Phật, hoặc những vị nhân thần . Những vị thần đó, xét đến cùng là hình ảnh hội tụ phẩm chất cao đẹp của những người có công với dân với nước, đó là những đấng thiêng liêng giúp cho con người hướngtới các giá trị văn hóa Chân, Thiện, Mỹ để từ đó tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp yên vui. Điển hình là các lễ hội sau đây:
Lễ hội đình làng Gạo (xã Hà Lan cũ):
Theo các cụ cao niên làng Đoài thôn xã Hà Lan, Đình làng Gạo có từ thời Trần, đến thời Nguyễn được xây dựng lại cùng thời với đền Gia Miêu (xã Hà Long, Hà Trung, khoảng năm 1804 - 1806).Năm 1993 đình làng Gạo được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đình làng Gạo thờ Tô đại liêu tôn thần - Thái úy Tô Hiến Thành, và phối thờ Tống Lý quốc Sư- là hai vị được nhân dân làng Gạo tôn là Thành hoàng, là Thượng đẳng phúc thần.
Thần họ Tô, tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ởlàng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý : Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210).
Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá, Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dẹp quân phiến loạn , lập được nhiều cônglớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự lại được Triều đình gia phong Vương tước, Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úy Tô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông).
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa , thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ,đã từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ ( 1161) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướngcùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng biên giới Tây Nam và vùng ven biển nước ta ,và tuyên cáo cho dân miền biển ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến đến tận cửa biển Thần Đầu (Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của tướng quân Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn truyền cho dân chúng lập hành cung nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian ở đây (Làng Đoài, Làng Đông - Hà Lan) tuy không dài nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân, lại cho mời thần y Tống Quốc Sư chữabệnh dịch tảđang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dânkhai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giăc biển quấy nhiễu để dân yên ổn làm ăn. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống.
Khi Tô Hiến Thành mất (Ngài mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
…Đình làng Điền Đông, Điền Đoài - Hà Lan xưa kia nhỏ bé, Đến đầu triều Nguyên (khoảng năm 1804 - 1806). Vì Làng Gạo có một bà phi họ Tống là vợ quý của vua Gia Long nên triều đình đã cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng xây dựng đền Gia Miêu Hà Long (Bên nội) và đình làng Gạo, Hà Lan (bên ngoại), Đến năm 1995 đình được trùng tu tôn tạo gần như kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn.Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) là một trong 9 Di tíchcủa thị xã Bỉm Sơn đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Hàng năm cứ đến ngày Mười lăm tháng Tám, nhân dân Hà Lan thường tổ chức lễ hội long trọng tại đình Làng Gạo đẻ tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành và Tống sơn Quốc Sư.
Cũng như các Lễ hội khác, Lễ hội đình Làng Gạo, Hà Lan cũng có hai phần , phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ: Là những nghi thức mang màu sắc thờ nhân Thần. Từ tháng Bảy hàng năm, Hội đồng kỳ mục trong làng đã họp bàn về việc tễ lễ, phân công chức dịch đảm nhiệm các nội dung có liên quan đến lễ hội một cách chu đáo.
Ngày mười Ba, mười Bốnthực hiện lễ mộc dục ,tức là tắm rửa tượng pháp, lau chùi Long ngai, Minh khí (đồ thờ) . Tối ngày mười Bốn tháng Bảy thực hiện lễ yết cáo. Các mâm lễ cáo yết phải có hương nhang, đèn nến, rượu chè, xôi oản. Lý trưởng thay mặt dân làng dâng hương đọc sớ cẩn cáo thỉnh mời các Thần về chứng giám và hiến hưởng vật phẩm của làng dâng tiến để phù hộ độ trì cho dân chúng trong ngày chính lễ được an lành, đất trời phong quang, mưa tạnh gió hòa. Sau nghi thức cáo yết, mâm lễ được hạ xuống để hội đồng kỳ mục và hội đồng hương lão thụ lộc.
Sáng ngày mười lăm tháng Bảy là chính lễ.Vào buổi lễ, ban lễ gồm có vị chủ tế là Lý trưởng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, Hai vị bồi tế mặc áo thụng màu đen, hai vị Tây xướng, Đông xướng mặc áo thụng màu xanh cùng các chức sắc, chức dịch, các quan viên, các bô lão và đông đảo dân chúng đã có mặt ở đình từ rất sớm. Mỗi xóm (giáp) biện sắp một mâm lễ mặn, một mâm lễ ngọt từ các ngõ xóm lần lượt được hai bà cao niên còn mạnh khỏe đội về đình dâng tiến.
Sau ba hồi một tiếng trống khai hội của ban tế, Lý trưởng chủ tế cùng những người trong ban tế trịnh trọng bước vào chiếu lễ được trải trước ban thờ chính gian giữa.Các nghi thức như quán tẩy (rửa tay); củ soat (kiểm tra đồ lễ), thượng hương, đăng đèn, dâng trà ,tiến tửu… theo lời xướng của hai vị Đông xướng và Tây xướng được hai bồi tế thực hiện một cách thành kính trang nghiêm. Tiếp đến là nghi thức độc chúc (đọc chúc văn). Chúc văn được chép lại từ bản chính đặt trong hộp sơn son thếp vàngthường ngày để trong hậu cung được chuyển cho chủ tế. Chủ tế nâng bản chúc lên ngang trán, bái ba bái rồi chuyển cho thông xướng tuyên đọc. Nội dung của chúc văn là ca ngợi thân thế sự nghiệp và công lao giúp dân, giúp nước của Thần Tô hiến Thành, thần Tống Sơn Quốc sư và các vị thần được phối thờ trong đình. Những lời trong chúc văn thể hiện tấm lòng tri ân của hậu thế đối với các Thần. Đồng thời kêu cầu các Thần linh thiêng về chứng giám phù hộ cho dân làng có một năm mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh.
Chúc văn được tuyên đọc một cách trang nghiêm thành kính, rành rọt, dân chúng yên lặng, lắng nghe để ghi khắc về vị Thần mà làng tôn thờ ở đình làng bằng tấm lòng tri ân, ngưỡng mộ. Chúc văn sau đó được tuyên hóa trong hương trầm thơm ngát như kính cáo lòng thành của dân làng đến với các thần linh và Thành hoàng.
Phần hội:
Bên ngoài, trên sân trước và sân sau của đình diễn ra nhiều hoạt động mang tính thượng võ như đánh vật, đá cầu.múa võ, kéo co… Những hoạt động mang tính trí tuệ như đánh cờ, thi thơ, bình văn, hát bội (hát tuồng) được nhân dân các xóm tham gia nhiệt tình, cổ vũ sôi động . Đội thắng cuộc và người thắng cuộc được ban tổ chức trao giải thưởng, thường là hai métvải lụa, một bánh pháo đỏ (đối với cá nhân) ;Một mâm cỗ (đối với tập thể các đội).
Mãn chiều ngày chính lễ, sau khi Ban tễ thực hiện các nghi thức tất lễ (hoàn thành các nội dung, nghi thức của buổi lễ). Các mâm lễ từ các ban thờ được hạ xuống, rồi bày ra chiếu trong nội đình và ngoài sân đình. Dân làng dự lễ hội được cùng nhau thụ lộc trên tinh thần cộng cảm thân tình, đoàn kết.
Lễ hội đình Làng Gạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn từ hàng trăm năm nay của cư dân xã Hà Lan.
Lễ hội Đình Làng Gạo, từ bao đời nay đã trở thành một lễ hội truyền thống , một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh thấm sâu vào tâm thức của đông đảo nhân dân Phường Đông Sơn và du khách thập phương vùng đất Bỉm Sơn - xứ Thanh.
Tống Thảo